Đổ mồ hôi đêm

Danh mục bài viết

Trong khi đổ mồ hôi ban đêm có thể làm cho bạn cảm thấy không thoải mái và khó chịu, nhưng triệu chứng này thường là báo hiệu một sự rồi loạn vận mạch nghiêm trọng hơn. Trên thực tế, mồ hôi ban đêm là một trong những triệu chứng mãn kinh phổ biến nhất, có tới 75% phụ nữ có hơn một lần trải qua ở một vài thời điểm trong thời kỳ tiền mãn kinh-mãn kinh.

Khi một người phụ nữ bắt đầu bước vào thời kỳ mãn kinh, có thể có nhiều câu hỏi về các triệu chứng sẽ phải chịu đựng, bao gồm cả mồ hôi ban đêm và các cơn bốc hỏa. Hiểu được điều gì sẽ xảy ra, tại sao những triệu chứng này xảy ra và cách quản lý chúng có thể giúp một người phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn chuyển tiếp này. Tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm về triệu chứng mồ hôi đêm.

MỒ HÔI ĐÊM – Những điều cần biết

Đổ mồ hôi ban đêm, được gọi là “tăng tiết mô hôi khi ngủ” dân gian còn một thuật ngữ là “mồ hôi trộm”, là những cơn đổ mồ hôi ban đêm, từ mức độ nhẹ chỉ hơi có chút mồ hôi dính da đến mức độ nặng mồ hôi tiết ra đầm đìa. Cơ chế gây mồ hôi đêm tương tự như những cơn bốc hỏa gây ra cho phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh-mãn kinh khi thức giấc.

Đổ mồ hôi ban đêm có thể rất nhiều, làm gián đoạn giấc ngủ của một người phụ nữ, điều này có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống hàng ngày của cô ấy. Các triệu chứng thường gặp của mồ hôi ban đêm bao gồm thân nhiệt tăng đột ngột và dữ dội, nhịp tim không đều, buồn nôn, nóng bừng, sau đó lại ớn lạnh và đau đầu.

Phụ nữ có mồ hôi ban đêm liên quan đến mãn kinh có thể gặp bất cứ triệu chứng nào từ mức độ nhẹ đến nặng, với những khoảng thời gian khác nhau, trong suốt thời giờ ngủ nghỉ bình thường của họ.

NHỮNG AI PHẢI CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA CHỨNG MỒ HÔI ĐÊM

Nhiều phụ nữ ở độ tuổi 40 và 50 xuất hiện mồ hôi đêm, thường bắt đầu nhiều năm trước khi ngừng chu kỳ kinh nguyệt. Một nghiên cứu cho thấy khoảng 19% phụ nữ trong độ tuổi 40 – 55 (vẫn có kinh nguyệt) nhưng lại thường xuyên bị đổ mồ hôi vào ban đêm. Hầu hết phụ nữ bắt đầu phát triển các triệu chứng từ hai đến mười năm trước khi mãn kinh chính thức xảy ra, trong khoảng thời gian được gọi là tiền mãn kinh.

Nhiều yếu tố khác nhau chịu trách nhiệm gây ra cho chị em ở tuổi tiền mãn kinh các triệu chứng của mồ hôi đêm. Tuổi tác, chủng tộc và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng phụ nữ xuât hiện mồ hôi ban đêm trong thời kỳ mãn kinh.

Night Sweats and Sleep

Các triệu chứng của mồ hôi ban đêm có thể làm rối loạn giấc ngủ một cách đáng kể, khiến cho việc ngủ ngon giấc trở nên khó khăn. Chính vì điều này, những phụ nữ bị mồ hôi ban đêm thường thấy kèm theo:

  • Mất ngủ
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Khó tập trung
  • Kiệt sức
  • Hay cáu gắt
  • Mức độ căng thẳng cao

 

 

Tuổi

Tuổi tác có thể ảnh hưởng đến mức độ cũng như khả năng xuất hiện của chứng mồ hôi đêm ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh-mãn kinh. Một nghiên cứu quy mô cho thấy phụ nữ trẻ hoặc những trường hợp mãn kinh sớm, phẫu thuật cắt tử cung có nhiều khả năng xuất hiện mồ hôi đêm hơn so với các trường hợp cao tuổi. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng chỉ có 10% bệnh nhân trên 64 tuổi có biểu hiện của chứng mồ hôi đêm.

 

Chủng tộc

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tỷ lệ xuất hiện mồ hôi đêm thay đổi theo chủng tộc. Gặp nhiều nhất ở phụ nữ châu Âu và thấp nhất là các phụ nữ Châu Á. Một nghiên cứu cho thấy, cứ bốn phụ nữ da trắng thì có tới 3 trường hợp gặp phải chứng ra mồ hôi đêm. Một phát hiện khác cho thấy phụ nữ Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng có mồ hôi đêm hơn phụ nữ da trắng hoặc gốc Tây Ban Nha. Phụ nữ châu Á ít có khả năng bị mồ hôi ban đêm nhất.

 

NGUYÊN NHÂN CỦA “MỒ HÔI ĐÊM”

Nhiều trường hợp bị mồ hôi đêm muốn biết “lý do chính” gây ra các triệu chứng khó chịu này của họ. Trong khi nguyên nhân chính xác của mồ hôi ban đêm là chưa rõ ràng, nhưng những biến động nội tiết tố trong giai đoạn tiền mãn kinh-mãn kinh là một trong những yếu tố chính trong hầu hết các triệu chứng mãn kinh.

 

Nguyên nhân Hormon

Trong thời kỳ mãn kinh, mức sản xuất estrogen giảm đáng kể. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến vùng dưới đồi- một phần của não chịu trách nhiệm điều hòa thân nhiệt cho cơ thể. Kết quả là, vùng dưới đồi bị rối loạn dẫn đến một loạt các phản ứng sinh lý không chính xác và làm cho xuất hiện các cơn bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi ban đêm.

Các nguyên nhân khác

Trong khi sự mất cân bằng nội tiết là nguyên nhân phổ biến nhất của mồ hôi đêm giai đoạn tiền mãn kinh-mãn kinh, cũng có những nguyên nhân khác gây ra tình trạng này, chẳng hạn như: tiểu đường, căng thẳng, lo âu, suy nhược thần kinh, ngưng thở khi ngủ, ung thư và cường chức năng tuyến giáp.

Các yếu tố khởi phát mồ hôi đêm

Đây là nhóm các yếu tố

Một số yếu tố có thể làm tăng thời gian và mức độ nghiêm trọng của mồ hôi ban đêm. Tránh những tác nhân kích thích này có thể giúp giảm nhẹ cả những cơn bốc hỏamồ hôi ban đêm.

Yếu tố môi trường

  • Sử dụng chăn đệm quá ấm
  • Phòng ngủ nóng và không thông thoáng
  • Thời tiết nóng ẩm
  • Nhiệt độ phòng ngủ quá cao

Yếu tố về cảm xúc

  • Căng thẳng
  • Lo lắng
  • Ngủ nghỉ không khoa học
  • Khó ngủ

Yếu tố về thói quen

  • Ăn các loại thực phẩm gây “nóng”
  • Uống rượu hoặc cà phê
  • Chế độ ăn khó tiêu
  • Sử dụng một số loại thuốc tim mạch

 

Cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân của mồ hôi ban đêm, hoặc tiếp tục đọc dưới đây để tìm hiểu về phương pháp điều trị.

ĐIỀU TRỊ “MỒ HÔI ĐÊM”

Điều trị đổ mồ hôi ban đêm thường bắt đầu với việc thay đổi lối sống. Vấn đề ở đây là việc thay đổi một cách đồng bộ nhằm hạn chế các yếu tố gây ra đổ mồ hôi ban đêm; thực hiện từng bước để giảm căng thẳng, cải thiện chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục. Ví dụ, tryptophan là một axit amin giúp hỗ trợ giấc ngủ rất tốt và có thể được tìm thấy trong các sản phẩm sữa, quả hạch, các loại đỗ và trứng. Bằng cách kết hợp nhiều chế độ ăn có chứa tryptophan, có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.

Trong khi những thay đổi về lối sống có thể giúp giảm mồ hôi ban đêm và cải thiện chất lượng giấc ngủ, nhưng phương pháp này không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra mồ hôi ban đêm, đó là sự mất cân bằng nội tiết tố.

May mắn thay, có thể sử dụng kèm theo một số chế phẩm thay thế một cách an toàn và hiệu quả có thể sửa chữa sự mất cân bằng nội tiết tố với ít hoặc không có rủi ro. Trên thực tế, nhiều chuyên gia y tế khuyên bạn nên kết hợp giữa việc thay đổi lối sống và một số chế phẩm sức khỏe an toàn giúp kiểm soát tốt triệu chứng này.

Tuy nhiên, đối với một số phụ nữ, những thay đổi này không đủ để cải thiện các triệu chứng của họ. Trong những trường hợp như vậy, họ cần cân nhắc xem xét sử dụng kèm thuốc tân dược hoặc các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu sử dụng thuốc hoặc hormon thay thế, rất cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ đáng tin cậy để hiểu rõ hơn về những lợi ích và nguy cơ tiềm tàng của các loại thuốc này.

Hầu hết các chuyên gia khuyên phụ nữ tiền mãn kinh-mãn kinh hãy bắt đầu với những thay đổi lối sống và các thảo dược thay thế có nguồn gốc thiên nhiên trước khi dùng thuốc theo toa để điều trị chứng mồ hôi đêm. Cùng tìm hiểu sâu hơn các phương pháp điều trị cụ thể cho đổ mồ hôi ban đêm trong thời kỳ tiền mãn kinh-mãn kinh.

Nguồn viết bài:

  • Boston Women’s Health Collective. (2006). Hot Flashes, Night Sweats and Sleep Disturbances. Our Bodies, Ourselves.
  • National Health Service UK. (2014). Menopause: five self-help tips. Retrieved April 7, 2016, from http://www.nhs.uk/Livewell/menopause/Pages/Menopauseselfhelp.aspx
  • National Institute on Aging. (2015). Signs of the Menopausal Transition. Retrieved April 7, 2016, from https://www.nia.nih.gov/health/publication/menopause-time-change/signs-menopausal-transition